Nghẹn ở cổ là triệu chứng thường gặp, có thể đi kèm khó nuốt, đau cổ khi nuốt, khàn tiếng, ho, nôn trớ… Tình trạng này có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tắc nghẽn, thu hẹp cấu trúc thực quản, rối loạn cơ hoặc hệ thần kinh. Ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau.
Nghẹn ở cổ là gì?
Nghẹn ở cổ là tình trạng thức ăn/ nước uống khó di chuyển từ miệng xuống dạ dày, nuốt chậm và gây cảm giác khó chịu ở cổ. Người bệnh cũng có thể bị ho hoặc nghẹt thở khi cố gắng nuốt nước uống/ thức ăn, thậm chí là nước bọt của mình. Triệu chứng này thường gặp ở người già, do các cấu trúc cơ, thực quản… đã bị suy yếu theo tuổi tác, hoặc do một số bệnh lý khác.
Bạn đang xem: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Triệu chứng bị nghẹn ở cổ họng
Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng nghẹn ở cổ thông qua các dấu hiệu sau đây:
-
- Đau ở cổ khi nuốt
- Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, ngực hoặc phía sau xương ức
- Chảy nước dãi
- Khàn tiếng
- Thức ăn bị trào ngược
- Thường xuyên ợ nóng
- Ho hoặc nôn trớ khi nuốt

Nguyên nhân bị nghẹn ở cổ họng
Bất kỳ rối loạn, bệnh tật hoặc tình trạng nào làm tổn thương cơ hoặc dây thần kinh đều có thể gây ra triệu chứng nghẹn ở cổ họng, cụ thể như sau:(1)
1. Rối loạn cơ
Một số tình trạng rối loạn cơ có thể gây ra triệu chứng nghẹn ở cổ bao gồm:
-
- Co thắt tâm vị (Achalasia): Một chứng rối loạn hiếm gặp, xảy ra khi các cơ ở vùng thực quản-tâm vị không giãn nở để đưa thức ăn vào dạ dày.
-
- Rối loạn cơ nhẫn hầu: Tình trạng này xảy ra khi cơ nhẫn hầu (cơ vòng thực quản trên) co thắt quá mức, gây cảm giác như có vật gì mắc kẹt trong cổ họng.
-
- Co thắt thực quản: Tình trạng này xảy ra khi cả cơ vòng thực quản trên và cơ vòng thực quản dưới đều co thắt quá mức.
-
- Chứng loạn dưỡng cơ: Một nhóm bệnh di truyền khiến các cơ toàn thân bị yếu dần theo thời gian.
-
- Bệnh nhược cơ: Bệnh tự miễn làm gián đoạn tín hiệu truyền từ dây thần kinh đến cơ, khiến cổ họng khó kiểm soát cử động. Bệnh này ảnh hưởng toàn thân.
-
- Viêm cơ: Một bệnh tự miễn gây yếu cơ trong đó có cơ ở cổ họng và thực quản.
-
- Xơ cứng bì: Bệnh tự miễn khiến mô sẹo hình thành trong thực quản, các mô cứng, ngăn cơ thực quản co bóp đẩy thức ăn vào dạ dày. Bệnh này thường ảnh hưởng toàn thân.
2. Các tình trạng tắc nghẽn, thu hẹp cấu trúc thực quản
Xem thêm : Cải thiện mức độ giảm đau vai gáy
Các tình trạng gây tắc nghẽn cổ họng hoặc thu hẹp thực quản, gây ra triệu chứng nghẹn ở cổ bao gồm:
-
- Ung thư: Các khối u ở vùng đầu và cổ có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong đó, ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến nhất gây ra tình trạng nghẹn cổ họng.
-
- Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan: Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều tế bào bạch cầu tích tụ trong thực quản, gây cứng khớp và khó nuốt.
-
- Túi thừa thực quản: Các túi thừa hình thành trong niêm mạc thực quản sẽ tạo điều kiều kiện thuận lợi cho thức ăn tích tụ trong túi, gây cảm giác nghẹn ở cổ. Trong đó, loại phổ biến nhất là túi thừa Zenker .
-
- Vòng thắt thực quản dưới (Vòng đai Schatzki thực quản): Nguyên nhân gây vòng thắt thực quản đoạn dưới vẫn còn chưa rõ ràng, có thể do bẩm sinh hoặc do viêm trào ngược từ dạ dày hoặc viêm thực quản do thuốc. Những vòng này gây khó nuốt gián đoạn với thức ăn đặc. Thường khởi phát ở khoảng 25 tuổi.
-
- Bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản (GERD): Axit dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến hình thành mô sẹo, gây kích ứng và thu hẹp thực quản, khiến quá trình nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn.
3. Rối loạn hệ thần kinh và não
Các tình trạng rối loạn liên quan đến não và hệ thần kinh (mạng lưới dây thần kinh điều khiển cơ và các cơ quan) có thể gây ra cảm giác nghẹn ở cổ bao gồm:
-
- Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS): Bệnh lý này làm suy yếu các dây thần kinh kiểm soát cơ bắp.
-
- Khối u não: Khối u lành tính và ác tính hình thành trong não đều có khả năng làm gián đoạn các tín hiệu thần kinh điều khiển cơ bắp.
-
- Bại não: Bại não là bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng đến quá trình vận động của các cơ.
-
- Bệnh đa xơ cứng (MS): Bệnh đa xơ cứng là một bệnh tự miễn làm tổn thương các dây thần kinh trong não và tủy sống, kích thích hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
-
- Bệnh Parkinson: Bệnh lý này gây thoái hóa mô trong não, dẫn đến các vấn đề rối loạn vận động và phối hợp.
4. Nguyên nhân khác
Các tình trạng nhiễm trùng, như viêm họng liên cầu khuẩn (viêm amidan do vi khuẩn) cũng có thể gây đau, nghẹn cổ họng. Ngoài ra, triệu chứng này cũng thường xuất hiện sau khi thực hiện các phẫu thuật liên quan đến vùng đầu và cổ, chẳng hạn như xạ trị ung thư thực quản, ung thư não…

Chẩn đoán nghẹn ở cổ như thế nào?
Để chẩn đoán tình trạng nghẹn ở cổ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, sau đó chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
-
- Chụp X-quang thực quản với thuốc cản quang: Để khảo sát hình thái thực quản, người bệnh nuốt một loại chất lỏng có chứa chất cản quang. Đặc điểm bắt màu cản quang sáng trên phim sẽ làm nổi bật lên hình ảnh của thực quản, đường bờ lót bên trong cũng như các thay đổi hình dạng của thực quản trong cử động nuốt.
-
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ đưa một ống nội soi đi xuống cổ họng để thu thập hình ảnh chi tiết về cổ họng, thực quản và dạ dày. Thông qua phương pháp này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng thu hẹp thực quản, khối u bên trong thực quản…
-
- Nội soi thanh quản: Bác sĩ đưa một ống soi nhỏ vào mũi người bệnh để họ kiểm tra, phát hiện các bất thường bên trong cổ họng và thanh quản.
-
- Nội soi sợi quang (FEES) đánh giá cử động nuốt: Bác sĩ đặt một camera nhỏ vào mũi của người bệnh để quan sát được hình ảnh chi tiết về phần trên thực quản. Sau khi camera vào đúng vị trí, người bệnh sẽ nuốt chất lỏng và thực phẩm có chứa thuốc nhuộm để hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ theo dõi toàn bộ quá trình nuốt và kiểm tra liệu thức ăn có lọt vào đường thở hay không.
-
- Đo áp lực thực quản: Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đưa một ống từ mũi đến dạ dày của người bệnh. Khi ống đã vào đúng vị trí, người bệnh sẽ uống nước. Ống này kết nối với máy ghi áp suất, giúp đo các cơn co thắt trong thực quản trong suốt quá trình nuốt chất lỏng.
Điều trị nghẹn ở cổ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹn ở cổ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
-
- Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các nguyên nhân, ví dụ: Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản…
-
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, tránh ăn đồ ăn/ thức uống quá nóng hoặc quá lạnh…
-
- Liệu pháp y tế khác: Nếu nguyên nhân nghẹn ở cổ, khó nuốt do các vấn đề liên quan đến thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định tiêm botulinum để giảm tình trạng co thắt cơ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cần thực hiện thủ thuật để mở rộng thực quản hoặc loại bỏ vật cản gây nghẹn.
-
- Truyền thức ăn bằng đường ống: Nếu tình trạng nghẹn ở cổ diễn tiến nghiêm trọng, gây cản trở quá trình ăn uống, bác sĩ có thể chỉ định truyền thức ăn bằng đường ống để cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho ruột và dạ dày…nâng đỡ thể trạng để chuẩn bị cho quá trình điều trị tiếp theo.
Làm thế nào để phòng ngừa cảm giác bị nghẹn ở cổ họng?
Xem thêm : Biến phím cách thành bàn di chuột như trên máy tính
Không có biện pháp nào có thể phòng ngừa tuyệt đối triệu chứng nghẹn ở cổ họng. Cách tốt nhất là nên ăn chậm, nhai kỹ để làm giảm nguy cơ khó nuốt. Ngoài ra, ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường ở cổ họng, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm về sau. Nhất là biến chứng hít sặc (do thức ăn từ thực quản rơi vào đường thở).
Khi nào thì cần khám bác sĩ?
Người bệnh nên đi khám bác sĩ khi triệu chứng nghẹn ở cổ họng tái phát thường xuyên. Ngoài ra, các trường hợp nghẹn cổ kèm khó thở, yếu cơ đột ngột, không thể nuốt thức ăn… đều rất nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để tránh đe dọa đến tính mạng.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng nghẹn ở cổ: nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Hi vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: https://hoi.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ