Mùa thu của em lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều – VietJack.com

Mùa thu của em lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều – VietJack.com

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Mùa thu của em trang 15, 16 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1.

Mùa thu của em lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nội dung chính Mùa thu của em:

Bài thơ miêu tả mùa thu thật đẹp với hoa cúc, hương cốm, ngày tới trường của em.

Văn bản: Mùa thu của em

Đọc hiểu

Câu 1 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Những màu sắc nào được tả trong bài thơ gắn với mùa thu?

Trả lời:

Những màu sắc trong bài thơ gắn với mùa thu là: vàng hoa cúc, xanh cốm mới, màu lá sen.

Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ?

Trả lời:

Mùa thu có ngày hội rằm các bạn được rước đèn họp bạn, có ngày tựu trường gặp lại bạn bè thân quen.

Câu 3 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Theo em, vì sao tác giả đặt tên bài thơ là “mùa thu của em”?

Trả lời:

Vì mùa thu gắn liền với hoạt động và hình ảnh của các bạn nhỏ.

Câu 4 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Chọn một khổ thơ em thích và cho biết vì sao em thích khổ thơ đó.

Trả lời:

Em thích khổ thơ thứ 3 nhất vì em rất thích rằm tháng Tám. Ngày hội ấy em được ngắm trăng tròn và được chơi với bạn bè rất vui.

READ  Muốn trở thành tiếp viên hàng không học gì, ở đâu? - Thanh Niên

Luyện tập

Câu 1 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Viết tiếp vào vở câu dưới đây để liệt kê những hình ảnh quen thuộc của mùa thu.

Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: màu xanh của bầu trời,…

Trả lời:

Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: màu xanh của bầu trời, màu vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới, màu vàng của ánh đèn lồng…

Câu 2 trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi trong mùa thu.

Trả lời:

Các bạn thiếu nhi làm rất nhiều hoạt động trong mùa thu: Phá cỗ Trung thu, khai giảng năm học mới, gặp bạn bè…

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

  • Chia sẻ và đọc: Ngày khai trường (trang 5, 6, 7 Tiếng Việt lớp 3): Nhớ lại và trao đổi với các bạn về ngày khai giảng ….

  • Tự đọc sách báo (trang 7 Tiếng Việt lớp 3): Tìm đọc thêm ở nhà: – 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) ….

  • Viết (trang 7 Tiếng Việt lớp 3): Viết tên riêng: Âu Lạc ….

  • Nói và nghe: Kể chuyện: Em chuẩn bị đi khai giảng (trang 8 Tiếng Việt lớp 3): Kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng ….

  • Đọc: Lễ chào cờ đặc biệt (trang 8, 9, 10 Tiếng Việt lớp 3): Lễ chào cờ của Trường Tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm mục đích gì? ….

  • Viết (trang 11 Tiếng Việt lớp 3): Viết một đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng ….

  • Đọc: Bạn mới (trang 11, 12, 13 Tiếng Việt lớp 3): Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào? ….

  • Viết (trang 13, 14 Tiếng Việt lớp 3): Nghe – viết: Ngày khai trường (3 khổ thơ đầu) ….

  • Nói và nghe: Kể chuyện: Bạn mới (trang 14, 15 Tiếng Việt lớp 3): Dựa theo tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện: ….

  • Góc sáng tạo (trang 17 Tiếng Việt lớp 3): Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em. Gắn ảnh em và trang trí bài làm ….

  • Tự đánh giá (trang 17 Tiếng Việt lớp 3): Sau bài 1, em đã biết thêm những gì ….

READ  Bộ GD&ĐT giải thích "độ vênh" giữa các mã đề thi | Báo Dân trí