Tiếng Việt lớp 4 trang 167 Một phát minh nho nhỏ
Lời giải bài tập Kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ trang 167 Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 4.
Câu 1 (trang 167 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:
Trả lời:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
2. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ”.-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về ” thành quả nghiên cứu của mình”.
-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
– Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Câu 2 (trang 167 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.
Trả lời:
Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri- a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 khác:
-
Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng (trang 164 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
-
Chính tả (Nghe – viết): Mùa đông trên rẻo cao (trang 165 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Nghe – viết: Mùa đông trên rẻo cao
-
Luyện từ và câu: Câu kể Ai làm gì? (trang 166 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Đọc đoạn văn sau
-
Tập đọc: Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (trang 169 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Nhà vua lo lắng về điều gì?
-
Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (trang 170 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi
-
Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (trang 171 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Đọc và trả lời câu hỏi
-
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật (trang 172 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1): Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Trắc nghiệm Kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ (có đáp án)
Câu 1: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:
a. Ma-ri-a tò mò lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm.
b. Ma-ri-a nhận ra mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Câu 2: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng ở mảnh ghép màu nâu:
a. Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
b. Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.
c. Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.
Câu 3: Ma-ri-a có sở thích gì đặc biệt?
A. Thích vẽ tranh
B. Thích làm đầu bếp
C. Thích diễn giảng, thuyết trình
D. Thích quan sát
Câu 4: Ma-ri-a đã phát hiện ra điều gì khi ngồi trong phòng khách?
A. Không hiểu vì sao người gia nhân lại hay làm rơi bát đĩa khi bưng trà như thế.
B. Khi nước trà bị rớt trên đĩa thì cho dù tay người gia nhân có run rẩy hoặc chiếc đĩa có bị nghiêng thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển.
C. Khi quét dọn người gia nhân thực hiện thao tác rất nhanh gọn mà căn phòng vẫn rất sạch sẽ.
D. Thấy anh trai mình đang vào bếp làm thí nghiệm với đĩa và bát đựng trà.
Câu 5: Khi phát hiện ra điều đặc biệt đó, Ma-ri-a đã suy nghĩ gì?
A. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ!”
B. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải lên mạng tìm hiểu!”
C. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải hỏi bố để tìm đáp án!”
D. “Thế là vì sao nhỉ?Mình nhất định phải nói chuyện này với anh trai!”