A. Phương pháp & Ví dụ
1. Phương pháp
+ Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t là q với : q = i.t
+ Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian từ t1 đến t2 là Δq : Δq=i.Δt ⇒
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Dòng điện xoay chiều i = 2sin100πt(A) qua một dây dẫn . Điện lượng chạy qua tiết diện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là :
A.0 B.4/100π(C) C.3/100π(C) D.6/100π(C)
Hướng dẫn:
Ví dụ 2: Dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos100πt(A) chạy qua dây dẫn . điện lượng chạy qua một tiết điện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là :
A.0 B.4/100π(C) C.3/100π(C) D.6/100π(C)
Hướng dẫn:
Ví dụ 3: Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là i = Iocos(ωt – π/2) , Io > 0. Tính từ lúc , điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là
Hướng dẫn:
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức i = I0cos(100πt + π/6) A. Tính từ thời điểm dòng điện qua mạch triệt tiêu, sau khoảng 1/4 chu kì thì điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch là
A. 0 B. I0/(100π) C
C. I0/(25π) C D. I0/(50π) C
Câu 2. Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là i = I0cos(ωt – π/2), với I0 > 0. Tính từ lúc t = 0 (s), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là
A. 0 B. 2I0/ω C. πI0√2/ω D. πI0/(ω√2)
Câu 3. Dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2sin100πt (A) chạy qua một dây dẫn. Điện lượng chạy qua một tiết diện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là :
A. 0 B. 4/(100π) C
C. 3/(100π) C D. 6/(100π) C
Câu 4. Dòng điện xoay chiều có biểu thức i = 2cos100πt (A) chạy qua dây dẫn. Điện lượng chạy qua một tiết điện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15s là :
A. 0 B. 4/(100π) C
C. 3/(100π) C D. 6/(100π) C
Câu 5. Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn có biểu thức i = 2cos(100πt – π/6) (A) (t đo bằng giây). Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1/300 (s) kể từ lúc t = 0.
A. 6,666 mC B. 5,513 mC
C. 6,366 mC D. 6,092 mC
Câu 6. Mắc dây dẫn vào nguồn xoay chiều ổn định thì dòng điện chạy qua dây có biểu thức i = 2cos(100πt – π/3) (A). Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1/300 (s) kể từ lúc t = 0 và kể từ lúc i = 0 lần lượt là
A. 5,513 mC và 3,183 mC
B. 3,858 mC và 5,513 mC
C. 8,183 mC và 5,513 mC
D. 87 mC và 3,183 mC
Câu 7. Dòng điện xoay chiều chạy trong dây dẫn có tần số góc ω. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1/6 chu kì dòng điện kể từ lúc dòng điện bằng không là Q1. Cường độ dòng điện cực đại là
A. 6Q1ω B. 2Q1ω C. Q1ω D. 0,5.Q1ω
Câu 8. Cho dòng điện xoay chiều i = 2πsin(100πt) (A) (t đo bằng giây) qua mạch. Tính độ lớn điện lượng qua mạch trong thời gian thời gian 5 phút.
A. 600 C B. 1200 C C. 1800 C D. 2400 C
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
-
Dạng 1: Xác định từ thông và suất điện động
-
Dạng 2: Xác định các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều
-
Dạng 3: Cách giải bài tập về Mối liên hệ giữa dòng điện xoay chiều và dao động điều hòa
-
Dạng 4: Điện lượng chuyển qua tiết diện dây dẫn
-
45 bài tập trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều có đáp án chi tiết (phần 1)
-
45 bài tập trắc nghiệm Đại cương về dòng điện xoay chiều có đáp án chi tiết (phần 2)
Mã giảm giá Shopee mới nhất Mã code
- Mỹ phẩm SACE LADY giảm tới 200k
- SRM Simple tặng tẩy trang 50k
- Combo Dầu Gội, Dầu Xả TRESEMME 80k