Có nên thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân hay không là một câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra khi em bé chào đời.
- Câu chuyện thủ khoa trượt nguyện vọng 1 và điểm chuẩn ngành học máy tính
- Dùng thủ thuật tinh vi lấy cắp mã giao dịch của người dân tại máy ATM để chiếm đoạt tiền
- Tính năng khóa trẻ em là gì? Cách khóa trẻ em trên điện thoại và máy tính
- Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Những thủ thuật dùng Google Maps hiệu quả, tránh bị nhầm đường
Trong bài viết này, BookingCare sẽ đưa ra các thông tin về xét nghiệm lấy máu gót chân, các bệnh lý mà xét nghiệm lấy máu gót chân có thể phát hiện, từ đó phần nào giải đáp câu hỏi có nên thực hiện xét nghiệm này hay không?
Bạn đang xem: Có nên thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân không?
Có nên thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân không?
Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh là một phương pháp sàng lọc hiệu quả để phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh và có kế hoạch quản lý sức khỏe cho trẻ. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý nguy hiểm ngay cả khi bé chưa có biểu hiện triệu chứng. Điều này giúp ngăn chặn rủi ro và có thể điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu cho sức khỏe của trẻ và giúp trẻ phát triển bình thường.
Lấy máu gót chân là một thủ thuật y khoa hiện đại được thực hiện bằng cách dùng kim chích máu chuyên dụng chích vào gót chân để lấy mẫu máu. Máu sẽ được thấm vào một loại giấy đặc biệt và chuyển mẫu đến trung tâm xét nghiệm. Sau đó, mẫu máu sẽ được xử lý và đo trên máy chuyên dụng để phát hiện các bệnh lý.
Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm cho bé. Quá trình này được thực hiện bởi các nhân viên y tế có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đảm bảo an toàn cho bé.
Các bệnh lý mà xét nghiệm lấy máu gót chân có thể phát hiện sớm bao gồm:
-
Thiếu men GPD là một bệnh mà cơ thể không tổng hợp được men G6PD như những trẻ bình thường. Men G6PD nằm trong tế bào hồng cầu. Khi thiếu men, tế bào không biến đổi các sản phẩm có hại thành sản phẩm không hại, do đó các sản phẩm có hại sẽ tích tụ trong hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ.
-
Xem thêm : Hướng dẫn các cách truyền màn hình điện thoại lên máy tính
Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý tuyến giáp của trẻ không tự sản xuất hoặc sản xuất hormon giáp ít hơn bình thường. Nếu hormon giáp bị thiếu, não và cơ thể sẽ không phát triển được. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị bổ sung đủ lượng hormon giáp trong vòng 2 tuần đầu sau sinh sẽ giúp trẻ phát triển bình thường.
-
Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh là một bệnh lý rối loạn tổng hợp nội tiết tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh đưa đến biểu hiện các thể bệnh khác nhau: mất muối gây tử vong và mơ hồ về giới tính ở bé gái.
Như vậy, để trả lời câu hỏi “Có nên thực hiện xét nghiệm lấy máu gót chân cho trẻ không” thì câu trả lời là có. Xét nghiệm lấy máu gót chân cho trẻ có thể được thực hiện trong vòng từ 24h – 72h, tốt nhất là từ 48h- 72h sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần. Trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh.
Nguồn: https://hoi.edu.vn
Danh mục: Công Nghệ