Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Tứ phủ bao gồm:
Thiên phủ (trời): mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
Nhạc phủ (rừng núi): mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
Thuỷ phủ (sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
Địa phủ (thổ đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
Tứ phủ được thờ tại hầu hết các chùa chiền ở miền Bắc Việt Nam. Tại điện Hòn Chén ở Huế, Thiên Y A Na, nguyên là một nữ thần của người Chăm, được nhập vào hệ thống tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên [1]. Trong khi đó, nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa, và Liễu Hạnh công chúa cũng được coi là Mẫu Địa phủ.
Comments are closed here.